Phát hiện Gaia BH1

Gaia BH1 được phát hiện vào năm 2022 thông qua các quan sát trắc lượng học thiên thể của tàu vũ trụ Gaia và được xác nhận thêm thông qua phương pháp vận tốc xuyên tâm (radial velocity method).[3] Nhóm nghiên cứu không tìm ra kịch bản vật lý thiên văn nào phù hợp giải thích chuyển động quan sát được của sao loại G này ngoài việc trong hệ có một lỗ đen.[3] Hệ này khác với những "giả lỗ đen" ("black hole impostor") như LB-1HR 6819 ở việc bằng chứng về lỗ đen không dựa vào khối lượng của sao hay độ nghiêng quỹ đạo và không có bằng chứng về sự chuyển khối.[3] Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một hệ thứ hai có thể có lỗ đen, điều này cũng được một nhóm các nhà thiên văn học khác báo cáo,[3][6] và được xác nhận vào năm 2023 với định danh Gaia BH2.[7]

Lỗ đen trong hệ Gaia BH1 cũng được phát hiện độc lập bởi nhóm nghiên cứu thứ hai. Các thông số theo nghiên cứu của nhóm hơi khác một chút.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gaia BH1 http://djm.cc/constellation.html https://arxiv.org/abs/2208.00211 https://arxiv.org/abs/2209.06833 https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2023A&A...674A..... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2023MNRAS.518.10... https://doi.org/10.1051%2F0004-6361%2F202243940 https://doi.org/10.1093%2Fmnras%2Fstac3140 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:244398875 https://vizier.u-strasbg.fr/viz-bin/VizieR-S?Gaia%... https://www.nytimes.com/2022/11/05/science/astrono...